Nắng nóng đỉnh điểm, chọn áo chống nắng thế nào khi ra đường?
Theo báo cáo e-Conomy SEA 2024 của Google, Temasek và Bain & Company, thanh toán kỹ thuật số của Việt Nam ghi nhận tổng giá trị giao dịch (GTV) ấn tượng, tăng từ 126 tỉ USD vào năm 2023 lên 149 tỉ USD vào năm 2024. Cùng với tăng trưởng của thanh toán số, hành vi thanh toán của người dùng cũng thay đổi, không chỉ đơn giản là chuyển dịch từ tiền mặt sang không tiền mặt, mà ngay trong phạm vi không tiền mặt, những hình thức thanh toán mới đang lan tỏa rộng rãi trong khi thanh toán điện tử truyền thống dần thu hẹp. Trong báo cáo thanh toán năm 2024, nền tảng thanh toán Payoo cũng ghi nhận những điểm thú vị về hoạt động thanh toán không tiền mặt, từ hình thức, phương thức thanh toán được ưa chuộng đến bức tranh tiêu dùng của người Việt trong năm qua.Năm 2024 chứng kiến sự chuyển mình mạnh mẽ trong hành vi thanh toán của người tiêu dùng. Vượt trên các phương thức thanh toán khác, thanh toán QR và thanh toán công nghệ NFC đã trở thành những "người dẫn đường" trong hành trình số hóa của nền kinh tế.Thanh toán QR, với tốc độ tăng trưởng trung bình từ 8 - 10% mỗi tháng, nay không chỉ phổ biến khi mua sắm tại cửa hàng tiện lợi hay thanh toán bữa ăn mà còn mở rộng sang các lĩnh vực như điện máy, nội thất, trang sức và thậm chí cả đầu tư tài chính. Thống kê từ Payoo cho thấy một dữ liệu đáng chú ý, giá trị giao dịch trung bình của thanh toán QR đã tăng 20% so với năm 2023. Điều này phản ánh một sự thay đổi lớn: QR không còn bị xem là giải pháp thanh toán cho những giao dịch giá trị nhỏ mà đã được công nhận như một phương thức đáng tin cậy và linh hoạt trong những giao dịch có giá trị cao. Bên cạnh QR, 2024 còn là năm của thanh toán không tiếp xúc qua NFC. Trong khi thanh toán không chạm tăng trưởng khá ổn với mức tăng trung bình khoảng 6% mỗi tháng thì hình thức thanh toán truyền thống (quẹt/chèn chip) lại giảm 2 - 3% mỗi tháng. Đóng góp không nhỏ vào sự quen thuộc của hình thức thanh toán không tiếp xúc nhờ các chương trình khuyến mại của các ngân hàng, tổ chức thẻ, trong đó có chương trình của Napas, Mastercard và Payoo phối hợp triển khai tại hơn 6.000 cửa hàng thuộc gần 40 thương hiệu trên toàn quốc.Một điều thú vị là trong thanh toán không tiếp xúc, phương thức thanh toán tích hợp thẻ vào thiết bị di động của hãng Apple (gọi là Apple Pay) đang trở thành một xu hướng dẫn đầu. Với tốc độ tăng trưởng ấn tượng, trung bình trên 15% mỗi tháng, Apple Pay đang là một lựa chọn ưu tiên của người tiêu dùng, đặc biệt trong bối cảnh nhu cầu thanh toán nhanh chóng, an toàn và tiện lợi ngày càng gia tăng. Trước xu hướng này, các ngân hàng đang đẩy mạnh chiến lược khai thác Apple Pay để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, đồng thời tạo ra lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Năm 2024, có sự chuyển dịch đáng kể về tỷ trọng thanh toán trên tổng các ngành nghề, địa phương, từ 60% trực tuyến - 40% thanh toán tại điểm (năm 2023) đến 65% trực tuyến - 35% thanh toán tại điểm trong năm nay. Với phương thức thanh toán tại điểm, bên cạnh Hà Nội và TP.HCM là hai địa phương dẫn đầu về tăng trưởng thanh toán không tiền mặt, thì năm 2024 đã chứng kiến sự bứt phá đáng chú ý từ các tỉnh thành khác. Khi phân tách dữ liệu theo đơn vị hành chính, Payoo nhận thấy nhiều địa phương đã ghi nhận mức tăng trưởng giao dịch thanh toán điện tử trên 7% mỗi tháng, chẳng hạn như Đà Nẵng, Hải Phòng, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An, Kiên Giang, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc… Sự phát triển này cho thấy hiệu quả của các chương trình chuyển đổi số thanh toán từ khối dịch vụ công đến khối tư nhân đang được các bộ ban ngành, chính quyền địa phương và các ngân hàng, trung gian thanh toán nỗ lực triển khai suốt thời gian qua.Năm 2024 là năm có khá nhiều thay đổi về các yêu cầu pháp lý liên quan đến hoạt động thanh toán không tiền mặt cũng như tăng cường bảo mật cho khách hàng. Các chính sách và quy định mới được ban hành không chỉ nhằm nâng cao tính bảo mật mà còn tạo sự thuận tiện tối đa cho người dân khi tham gia giao dịch tài chính. Những nỗ lực này là nền tảng quan trọng để thúc đẩy niềm tin của người dân vào hệ thống tài chính số, đồng thời bảo vệ quyền lợi của họ trước những rủi ro ngày càng phức tạp từ tội phạm công nghệ. Cụ thể, theo quy định của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), từ ngày 1.7.2024, yêu cầu xác thực khuôn mặt với các giao dịch chuyển khoản vượt quá 10 triệu đồng/lần hoặc 20 triệu đồng/ngày. Quy định này không chỉ đảm bảo tính an toàn cho giao dịch mà còn giúp ngăn chặn các hành vi gian lận tài chính. Tiếp đó, Thông tư 50/2024/TT-NHNN do NHNN ban hành vào ngày 31.10.2024 quy định chi tiết về các cấp độ xác thực trong giao dịch trực tuyến. Với giao dịch có giá trị dưới 5 triệu đồng, người dùng chỉ cần xác thực mã PIN hoặc mã khóa bí mật. Tuy nhiên, với những giao dịch có tổng giá trị lớn hơn 5 triệu và không quá 100 triệu đồng, các phương thức xác thực mạnh hơn như OTP qua SMS, Soft OTP, hoặc xác thực hai kênh sẽ được áp dụng. Ngoài ra, Thông tư 40/2024/TT-NHNN yêu cầu các đơn vị trung gian thanh toán tuyên truyền khách hàng cập nhật thông tin căn cước công dân và xác thực sinh trắc học trước 1.1.2025. Quy định này hướng đến việc đảm bảo tính chính chủ của tài khoản ngân hàng và ví điện tử, đồng thời nâng cao khả năng phòng chống gian lận, bảo vệ tài sản của người dân.Payoo ghi nhận và đánh giá cao những nỗ lực của Chính phủ trong việc không ngừng đổi mới và nhanh chóng đưa ra các chính sách phù hợp với bối cảnh thực tế. Sự nhạy bén này không chỉ giúp bảo vệ tài khoản ngân hàng và ví điện tử của người dân mà còn góp phần quan trọng vào việc xây dựng một hệ sinh thái tài chính an toàn, minh bạch và bền vững.Anh chật vật vì chi phí cho người chết
Theo đó khu đất nêu trên, Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam-CTCP đã gửi đơn và hồ sơ đề nghị thuê đất kèm theo văn bản 4871 ngày 18.11.2024.Trên thực tế, trong năm 2023 Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam-CTCP đã nhận bàn giao 16,05 ha đất để thực hiện dự án xây dựng nhà ga hành khách T3-Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất theo Nghị quyết số 93/2022 của Chính phủ về việc tháo gỡ vướng mắc trong việc bàn giao đất quốc phòng để thực hiện dự án nhà ga hành khách T3 và dự án đường giao thông kết nối với nhà ga hành khách T3-Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất. Thời gian qua, dự án đã và đang được tập trung mọi nguồn lực để thi công các hạng mục công trình đúng với tiến độ được duyệt. Đến nay dự án cũng sắp hoàn thành và dự kiến đưa vào khai thác vào dịp 30.4.2025. Tuy nhiên Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam-CTCP vẫn chưa được cấp quyết định cho thuê đất để hoàn tất các thủ tục đất đai của dự án.Tiếp theo văn bản 4871, Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam-CTCP đề nghị UBND TP.HCM, Sở Tài nguyên-Môi trường xem xét, sớm giải quyết hồ sơ thuê đất đối với khu đất 16,05 ha xây dựng dự án nhà ga hành khách T3-Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất. Trường hợp có vấn đề vướng mắc, hồ sơ chưa hợp lệ hoặc lý do khác dẫn đến hồ sơ chưa được giải quyết, đề nghị UBND thành phố, Sở Tài nguyên Môi trường có văn bản hướng dẫn để Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam-CTCP biết và triển khai thực hiện.Trước đó ngày 22.11.2024, Văn phòng UBND TP.HCM đã có phiếu chuyển văn bản số 4871/2024 của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam-CTCP đến Sở Tài nguyên Môi trường xem xét, xử lý về việc thực hiện thủ tục cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với khu đất 16,05 ha xây dựng dự án nhà ga hành khách T3-Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất.Trao đổi với Báo Thanh Niên, ông Nguyễn Toàn Thắng, Giám đốc Sở Tài nguyên Môi trường, cho biết nội dung về chuyên môn Sở sẽ hướng dẫn để Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam-CTCP làm thủ tục. Được biết, khu đất 16,05ha dự kiến xây dựng nhà ga T3 nằm trong quy hoạch chi tiết Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 đã được phê duyệt, Bộ Quốc phòng đã có phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất đối với khu đất này theo nghị định 167/2017/NĐ-CP. UBND TP.HCM cũng đã có văn bản đồng thuận với phương án sắp xếp của Bộ Quốc phòng.
Cô gái trẻ thay bạn đã khuất mang sách lên cho trẻ em Hà Giang
Với một số người, những món kỳ dị này là trò "câu like, câu view" từ các hàng quán. Song, không ít bạn trẻ đã bắt chước làm theo và sức khỏe bị ảnh hưởng.
Chiều 10.3, tại cụm công nghiệp Tân An (TP.Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk), Trung Nguyên tổ chức lễ động thổ nhà máy cà phê Trung Nguyên Legend. Đây là một trong những hoạt động chính trong khuôn khổ Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025 và là điểm nhấn quan trọng trong hoạt động xúc tiến đầu tư của lễ hội.Đến dự có Phó thủ tướng Trần Hồng Hà; bà Vanusia Nogueira, Tổng giám đốc Tổ chức cà phê thế giới (ICO); lãnh đạo các bộ, ngành T.Ư và tỉnh Đắk Lắk; các đoàn ngoại giao, tổ chức, hiệp hội, đối tác trong nước và quốc tế.Trung Nguyên Legend là nhà máy thứ 5 trong hệ thống sản xuất của Tập đoàn Trung Nguyên Legend tại Việt Nam và là nhà máy thứ 2 tại Đắk Lắk. Đây là dự án trọng điểm nhằm nâng cao giá trị hạt cà phê robusta Buôn Ma Thuột, góp phần đưa ngành cà phê lên tầm cao mới, khẳng định vị thế "cường quốc cà phê" của Việt Nam; góp phần xây dựng Buôn Ma Thuột trở thành "Thành phố cà phê của thế giới"…Dự án nhà máy cà phê Trung Nguyên có tổng vốn đầu tư hơn 2.000 tỉ đồng, triển khai theo 2 giai đoạn; trong đó giai đoạn một có quy mô gần 1.000 tỉ đồng; được trang bị công nghệ hiện đại bậc nhất từ Đức, Ý và hợp tác với các thương hiệu công nghệ số 1 toàn cầu. Đây được xem là nhà máy sản xuất cà phê lớn nhất Đông Nam Á, và là dự án trọng điểm của tỉnh Đắk Lắk, có vai trò đặc biệt trong việc định hình ngành cà phê Việt Nam khi tham gia vào chuỗi chế biến hết, chế biến sâu và chế biến tinh, tạo ra nguyên liệu giá trị cao từ cà phê đóng góp cho nhiều ngành công nghiệp khác.Nhà máy xây dựng trên diện tích 50.000 m2, mật độ xây dựng công trình tối đa 60%; mật độ cây xanh, mặt nước trên 20%, được thiết kế trở thành nhà máy cà phê năng lượng sinh thái - bền vững tiêu chuẩn Net Zero và hợp tác với các thương hiệu công nghệ số 1 toàn cầu. Phát biểu tại buổi lễ, ông Nguyễn Tuấn Hà, Phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh Đắk Lắk, khẳng định việc đầu tư xây dựng nhà máy cà phê Trung Nguyên Legend không chỉ thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp chế biến cà phê, mà còn mở ra những cơ hội mới, tạo thêm việc làm, nâng cao đời sống cho người dân địa phương và đóng góp đáng kể vào nền kinh tế của địa phương... Đắk Lắk có thêm khu công nghiệp trên 300 ha Cùng ngày, trong khuôn khổ Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9, UBND tỉnh Đắk Lắk cũng tổ chức động thổ dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp (KCN) Phú Xuân tại xã Ea Đrơng, H.Cư Mgar. Công ty cổ phần DPV (thành viên Tập đoàn KDI) là chủ đầu tư dự án.Với diện tích 313 ha, KCN Phú Xuân là một trong 5 KCN trọng điểm của tỉnh Đắk Lắk, tập trung thu hút doanh nghiệp trong các lĩnh vực sản xuất, chế biến nông sản, công nghiệp phụ trợ và công nghệ cao.
Úc đầu tư mạnh vào UAV quân sự thế hệ mới
Sáng nay 22.2, Công an tỉnh Sơn La đã có báo cáo sơ bộ về vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng xảy ra trên địa bàn xã Sặp Vạt, H.Yên Châu khiến 6 người tử vong.Theo Công an tỉnh Sơn La, vụ tai nạn xảy ra vào 23 giờ 22, tại Km235 + 100 QL6 thuộc địa phận bản Thín (xã Sặp Vạt, H.Yên Châu). Xe khách biển kiểm soát 26F - 009.08 do tài xế Nguyễn Đình Hùng (trú tại Thôn 1, xã Phù Lưu Tế, H.Mỹ Đức, Hà Nội) điều khiển đi hướng Sơn La - Hà Nội đã va chạm với với xe ô tô đầu kéo biển kiểm soát 36C -095.93 kéo sơmi rơmooc biển kiểm soát 36R - 004.73 do tài xế Đỗ Xuân Thanh (trú tại Chung cư Xuân Mai, P.Đông Hải, TP.Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa) điều khiển đi ngược chiều. Vụ tai nạn làm 6 người tử vong và 9 người bị thương. Ngay sau khi vụ tai nạn xảy ra, Công an H.Yên Châu đã cử lực lượng trực tiếp đến hiện trường kiểm tra thông tin; đồng thời điều động lực lượng công an, cứu hộ cứu nạn, y tế, chính quyền địa phương tổ chức khẩn cấp đồng thời công tác cứu hộ, cứu nạn và các hoạt động giải quyết vụ tai nạn giao thông đúng pháp luật. Lực lượng chức năng đã huy động phương tiện ưu tiên đưa 9 người bị thương về Bệnh viện đa khoa H.Yên Châu, tổ chức sơ cứu ban đầu, huy động xe cứu thương chuyển tuyến theo nguyện vọng của gia đình.Trong đó, có 3 bệnh nhân chuyển đến Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức (Hà Nội), 4 bệnh nhân được chuyển đến Bệnh viện đa khoa tỉnh Sơn La, 2 bệnh nhân tiếp tục điều trị tại Bệnh viện đa khoa H.Yên Châu.Đến 6 giờ sáng nay, lực lượng chức năng thông báo cho gia đình có người tử vong, tổ chức lực lượng chức năng khám nghiệm, bàn giao cho gia đình và hỗ trợ phương tiện đưa nạn nhân tử vong về gia đình. Căn cứ kết quả khám nghiệm sơ bộ xác định nguyên nhân xảy ra tai nạn do trời mưa, mặt đường trơn ướt, người điều khiển xe khách không làm chủ tốc độ nên khi vào cua nửa thân xe phía sau bị văng sang làn đường ngược chiều va chạm với xe đầu kéo. Qua kiểm tra, tài xế không có nồng độ cồn trong hơi thở, âm tính với các chất ma túy. Đối với người điều khiển xe đầu kéo, xét nghiệm nước tiểu cho kết quả âm tính với các chất ma túy, nồng độ cồn trong máu chờ kết quả xét nghiệm.Người điều khiển xe khách có giấy phép lái xe hạng E số 010107002409 do Sở GTVT Sơn La cấp ngày 14.10.2024, có giá trị đến ngày 14.10.2029. Xe ô tô khách có Giấy chứng nhận kiểm định số EB 1224139 do Công ty CP kiểm định phương tiện vận tải Sơn La cấp ngày 2.11.2024, có giá trị đến hết ngày 1.5.2025.Lãnh đạo tỉnh và các cơ quan liên quan đã tổ chức thăm hỏi, động viên, hỗ trợ kinh phí cho thân nhân những người bị nạn, cụ thể mức 5 triệu đồng/người tử vong, 2 triệu đồng/người bị thương.1. Anh Đỗ Xuân Thanh, sinh năm 1986, tài xế xe đầu kéo2. Chị Dương Thị Thảo, sinh năm 1990, trú tại Tổ 3, phường Tô Hiệu, TP.Sơn La, tỉnh Sơn La3. Chị Nguyễn Thị Nguyên, sinh năm 1994, trú tại Tiểu khu Bình Minh, xã Cò Nòi, H.Mai Sơn, Sơn La4. Cháu Văn Minh Vũ, sinh năm 2019 (con chị Nguyên)5. Ông Đoàn Văn Phong, sinh năm 1950, trú tại Tiểu khu 15, TT.Thuận Châu, H.Thuận Châu, Sơn La6. Ông Đoàn Văn Tụng, sinh năm 1960, trú tại Tiểu khu 8, TT.Thuận Châu, H.Thuận Châu, Sơn La.1. Cháu Văn Gia Huy, sinh năm 2016, trú tại Tiểu khu Bình Minh, xã Cò Nòi, H.Mai Sơn, Sơn La2. Ông Đinh Văn Thiệp, sinh năm 1978, trú tại Thôn Đinh Xuyên, xã Hòa Nam, H.Ứng Hòa, Hà Nội3. Bà Phan Thị Hải, sinh năm 1974, trú tại Thôn Thụy Sơn, xã Tân Sơn, H.Kim Bảng, Hà Nam4. Bà Ngô Thị Loan, sinh năm 1971, trú tại P.Tân Sơn, H.Kim Bảng, Hà Nam5. Bà Lê Thị Nguyệt, sinh năm 1971, trú tại Tiểu khu Bình Minh, xã Cò Nòi, H.Mai Sơn, Sơn La 6. Ông Nguyễn Văn Hùng, sinh năm 1962, trú tại P.Lê Hồng Phong, TP.Phủ Lý, Hà Nam7. Anh Nguyễn Minh Hoàng, sinh năm 1996, trú tại Tổ dân phố Cáo Đỉnh 3, P.Xuân Đỉnh, Q.Bắc Từ Liêm, Hà Nội.8. Ông Nguyễn Đình Hưng, sinh năm 1983, trú tại Tiểu khu Bình Minh, xã Cò Nòi, H.Mai Sơn, Sơn La9. Cháu Nguyễn Dương Thành Anh, sinh năm 2016, trú tại Tổ 3, P.Tô Hiệu, TP.Sơn La, tỉnh Sơn La.